Đường ruột: “BỘ NÃO THỨ 2” của con người.

Đường ruột là Bộ não thứ 2 của con người

Đường ruột chính là “bộ não thứ 2”. Vì chứa trên 100 triệu tế bào thần kinh, tác động đến sức khỏe, cảm xúc của con người.

“Cơ quan bị lãng quên trong đường ruột”

Trong hệ thống tiêu hóa của bạn có một cơ quan mà có lẽ bạn chưa bao giờ nghe nói đến. Cơ quan này có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và sức khỏe của bạn. Vào năm 2006, đại học quốc gia Ireland tuyên bố họ đã phát hiện ra một “cơ quan bị lãng quên trong đường ruột” có khả năng giải quyết các vấn đề về tiêu hóa. “Cơ quan” này thực chất là toàn bộ số vi khuẩn trong đường ruột.

Mối liên hệ chặt chẽ giữa đường ruột và não bộ

Đường ruột liên kết chặt chẽ với não bộ đến nỗi các nhà khoa học thường dùng cụm từ “hệ trục ruột-não”. Hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng ở mức 85% vi khuẩn có lợi và 15% có hại. Khi cán cân bị mất thăng bằng, các vấn đề về thể chất và tinh thần bắt đầu xuất hiện. Từ chứng tự kỷ ở trẻ em, đến việc trầm cảm hay sa sút tinh thần ở người lớn đã được xác định là có liên quan đến sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, dẫn đến tình trạng viêm của ruột và các bộ phận khác.

Đây cũng là lý do bạn cảm thấy nôn nao hoặc bồn chồn trong bụng mỗi khi phấn khích hoặc lo lắng. Cũng chính vì vậy stress thường xuyên dễ gây ra rối loạn tiêu hóa. Vì 95% serotonin (hormone điều tiết tâm trạng) của cơ thể nằm trong đường ruột. Khi mất đi sự cân bằng giữa các loại vi khuẩn, trạng thái tinh thần của bạn sẽ không ổn định; kèm theo đó là các triệu chứng như tiêu chảy hoặc táo bón (do quá nhiều hoặc quá ít serotonin trong ruột). Hai triệu chứng này lại lần lượt dẫn đến những rối loạn tâm lý như lo lắng và trầm cảm. Cứ như vậy sẽ tạo thành một vòng tuần hoàn tồi tệ.

Đường ruột- Dạng trí tuệ nội tạng

Những thụ cảm mùi vị, thực tế chúng ta không chỉ có chúng ở lưỡi, mà cả nhiều cơ quan khác, trong đó có gan, dạ dày và ruột. Ví dụ ở dạ dày nhận biết đường và axit amin. Một khi “khoái khẩu” những hợp chất đó, chúng tăng cường tiết xuất hormon đói bụng (greline), cơ chế khuyến khích chúng ta ăn số lượng thức ăn lớn hơn. Những rối loạn trong hoạt động của cơ chế này dẫn đến hiện tượng phàm ăn và ăn quá nhiều. Tiếp theo những thụ cảm mùi vị ngọt trong ruột đóng vai trò quan trọng trong hấp thụ đường glucose. Ở những bệnh nhân đái tháo đường týp 2, những thụ cảm này hoạt động không bình thường, dẫn đến tình trạng hấp thụ quá nhiều và quá nhanh glucose.

Nhiều chứng cứ về mối liên hệ giữa các tế bào thần kinh trong hệ tiêu hóa với não

Hội chứng ruột kích thích có thể là thí dụ. Triệu chứng của bệnh là tình trạng đau bụng kéo dài, đầy bụng hoặc cảm giác khó chịu, đại tiện thất thường, tiêu chảy dữ dội hoặc táo bón.

Các nhà khoa học cho rằng, quần thể vi khuẩn đường ruột có tác động đến hội chứng ruột kích thích này và chứng bệnh này có mối quan hệ duy nhất với trạng thái tâm lý. Tình trạng trầm cảm, những rối loạn sợ hãi hoặc nóng giận thường song hành với các triệu chứng của đường ruột. Kết quả nhiều nghiên cứu khẳng định, chính những thay đổi liên quan đến con số và chủng loại vi khuẩn ký sinh bên trong ruột gây tác động tiêu cực đến tâm lý người bệnh.

==> Hệ vi khuẩn đường ruột là “BỘ NÃO THỨ 2” của con người. Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe thể chất và tinh thần.

Tìm hiểu thêm Men sống bachmai Medicom >>  TẠI ĐÂY

Bình luận

0986710291
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon